Ý tưởng đầu tiên về điện thoại di động xuất phát từ phòng thí nghiệm Bell Labs vào năm 1947. Đội ngũ kỹ sư của Motorola đã nghiên cứu và thử nghiệm thiết bị di động từ năm 1968 và đến năm 1983, hãng đã trình sản phẩm lên Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) để phê duyệt. Chiếc Motorola DynaTAC 8000x ra đời với kích thước cồng kềnh 33 x 4,5 x 9 cm và nặng tới 0,8 kg. Thậm chí chính người chế tạo ra nó đã gọi đây là "cục gạch". Không chỉ vậy, thiết bị còn có giá rất đắt đỏ, tương đương một phần tư trung bình lương cả năm của một người Mỹ thời bấy giờ - nếu tính tại năm 2014 là 9.000 USD.
Motorola DynaTAC 8000x tại CES 2007. Ảnh: Mashable.
Cùng với việc nghiên cứu điện thoại di động, các nhà mạng cũng cần tìm giải pháp thu phát sóng cho những thiết bị này. Tháng 12/1947, nhà nghiên cứu Douglas H. Ring thuộc AT&T đã đưa ra ý tưởng về mạng di động như một tổ ong với các anten liền kề. Trong suốt thời gian đó đến năm 1983, khả năng di động tốt nhất của điện thoại là đặt trong xe hơi thông qua bộ thu phát để giao tiếp với anten duy nhất trong thành phố. Hạn chế của mạng này là băng tần thấp và số lượng thuê bao phục vụ ít.
Vào giữa những năm 1960, hai kỹ sư của AT&T là Joel Engel và Richard Frenkiel đã hoàn thiện công nghệ mạng di động cho phép tái sử dụng tần số và hạn chế mất liên lạc khi di chuyển giữa các ô phủ sóng (cell). Bước tiến này giúp tăng số lượng thuê bao phục vụ cũng như hình thành nền tảng cho mạng di động hiện nay.
Thực hiện cuộc gọi trên mạng di động. Ảnh: Motorola.
Sau khi mạng di động hoàn toàn khả thi, nhà mạng AT&T đã được FCC cho phép độc quyền hệ thống mạng di động mới và điều này là bất lợi cho Motorola. Sau những nỗ lực, gần 10 năm sau FCC đã cấp phép cho Motorola xây dựng hệ thống di động của mình.
Dịch vụ di động đầu tiên tại Mỹ do Ameritech khởi xướng và thương mại hóa vào cuối năm 1983. Tại thời điểm đó, phí thuê bao hàng tháng là 50 USD và cước cuộc gọi là 40 cent một phút vào giờ cao điểm (9 giờ sáng đến 5 giờ chiều) và 24 cent ngoài giờ cao điểm. Hai tháng sau, Motorola ra mắt mạng DynaTAC tại Washington và Baltimore.
Quảng cáo của Motorola DynaTAC 8000x. Ảnh: Motorola.
Vào năm 1984, một điện thoại được gắn kèm trong xe hơi có giá khoảng 2.500 USD, rẻ hơn nhiều so với mức giá gần 4.000 USD của Motorola DynaTAC 8000x. "Chúng tôi nghĩ rằng doanh số bán hàng (của DynaTAC 8000x) sẽ khá khiêm tốn", Paul Gudonis, tiếp thị bán hàng của VP Ameritech nhận định. Tuy nhiên Ameritech đã bán được hơn 1.000 chiếc DynaTAC 8000x trong năm đầu triển khai, một con số vượt ngoài mong đợi.
Thành công của Motorola DynaTAC 8000x cho thấy tiềm năng của điện thoại di động là vô cùng lớn. Và sự bùng nổ của smartphone cũng như các thiết bị di dộng cầm tay khác ở thời điểm hiện tại là minh chứng rõ rệt nhất cho nhận định này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét